Trải qua hành trình mang thai thiêng liêng nhưng cũng đầy nỗi vất vả, các mẹ bầu xứng đáng có được sự chăm sóc, nâng niu tốt nhất về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ở giai đoạn này, các mẹ bầu thường gặp phải những vấn đề trong thai kỳ như: căng thẳng, stress, mệt mỏi, mất ngủ, phù nề, đau lưng. Trong bài viết này sẽ chia sẻ những lưu ý cần nhớ khi massage cho bà bầu tại nhà đơn giản, hiệu quả mà các mẹ và người thân có thể áp dụng.

1. Lợi ích của massage cho bà bầu

Giảm Sự Phù Nề
Ngoài tăng cân quá nhanh trong thai kỳ, các mẹ bầu thường lo lắng về tình trạng cơ thể bị phù (do trọng lượng tử cung gâp áp lực lên các mạch máu, làm giảm lưu thông máu trong cơ thể). Massage mẹ bầu có thể kích thích các mô mềm, khiến máu lưu thông tốt hơn, giảm hiện tượng phù nề.

 

 

Cải Thiện Chất Lượng Giấc Ngủ
Lượng nội tiết tố gây căng thẳng trong cơ thể mẹ bầu sẽ giảm rõ rệt nếu được massage đúng cách. Massage bà bầu giúp chị em bớt stress, đỡ cảm giác mệt mỏi, ăn ngon miệng và ngủ sâu hơn.

Hạn Chế Tình Trạng Đau Nhức
Tùy theo thai phụ, massage có thể giảm triệu chứng buồn nôn, ợ nóng, đau cổ, đau lưng, chuột rút, đau khớp… Massage còn đặc biệt hữu ích cho những bà bầu bị đau dây thần kinh hông.

Giúp Thai Nhi Khỏe Mạnh
Khi mẹ bầu được massage, thai nhi có thể hình thành các phản ứng. Động tác massage nhẹ nhàng giúp bé có cảm giác tiếp xúc, kích thích hệ thần kinh bé cảm nhận thế giới bên ngoài, tạo điều kiện cho tế bào não phát triển.

2. Hướng dẫn massage cho bà bầu tại nhà đúng cách

2.1. Massage cổ vai, gáy cho bà bầu

Các chị em có thể dễ dàng nhờ chồng massage vùng cổ vai gáy. Với động tác massage vùng vai này sẽ đem lại cảm giác thoải mái dễ chịu, giảm áp lực khi các chị em mang thai thường xuyên phải nằm nghiêng bên trái. Trong đó các bước massage cho bà bầu tại nhà diễn ra như sau:

Bước 1: Cố định cổ chỉ mẹ bàu bằng cách đặt bàn tay nhẹ lên đỉnh đầu, dùng ngón tay trỏ và cái để day và xoa nhẹ đường gân tại vị trí hõm gáy.
Bước 2: Vẫn sử dụng 2 ngón tay đó nhẹ nhàng vuốt dọc theo đường gân, vuốt nhẹ đến vai
Bước 3: Dùng hai bàn tay bám vào hai chị em, dùng ngón tay cái từ từ vuốt nhẹ từ cổ sang hai bên bả vai.

2.2. Massage lưng cho bà bầu

Đối với massage lưng cho bà bầu cần lưu ý, chỉ nên massage nhẹ nhàng không sử dụng lực mạnh. Bên cạnh đó massage vùng lưng chỉ gồm việc xoa bóp nhẹ nhàng không bao gồm các động tác bấm huyệt.

  • Bước 1: Dùng bàn tay xoa nhẹ từ cổ xuống dọc theo thắt lưng của chị em.
  • Bước 2: Day nhẹ nhàng tay theo chiều đi xuống vùng thắt lưng đến vùng xương cụt.
  • Bước 3: Dùng 2 bàn tay xoa bóp vai cho mẹ bầu khoảng 3 lần sau đó vuốt thẳng 1 đường từ cổ sang 2 bên vai. Rồi từ từ vẫn động tác ấy nhưng tay di chuyển xuống dần vùng lưng, vuốt nhẹ theo chiều xương sống hai bên sườn của chị em.

2.3. Massage chân cho mẹ bầu

Khi mang thai quá trình căng cơ, chuột rút thường xảy ra, bên cạnh đó những tháng cuối thai kỳ các chị em còn gặp phải tình trạng phù nề ở chân.

Vậy nên các mẹ bầu có thể tham khảo hướng dẫn massage cho bà bầu tại nhà vùng chân dưới đây:

  • Bước 1: Ngâm chân với nước gừng muối ấm.
  • Bước 2: Lau khô đôi chân với khăn khô
  • Bước 3: Bôi kem massage quanh cổ chân.
  • Bước 4: Dùng 1 tay vuốt thẳng từ cổ chân lên ông đồng rồi vuốt từ bắp chân xuống phía dưới.
  • Bước 5: Dùng ngón tay cái vuốt nhẹ n hàng dọc theo 2 đường nằm bên ống đồng.
  • Bước 6 Day hai bên chân theo đường xoáy ốc bằng 2 ngón cái.
  • Lặp lại các động tác trên từ 10-15 phút để các mạch máu được lưu thông, giảm tình trạng nhức nhỏ mà các mẹ bầu đang gặp phải.

2.4. Massage đầu

Massage đầu bằng cách thoa nhẹ cho đôi bàn tay ấm nóng lên rồi áp vào mắt của mẹ bầu, từ từ dùng đôi tay massage từ vùng trán cho đến vùng đầu, thực hiện các động tác xoay tròn. Massage đầu giúp các mẹ bầu xua tan cảm giác mệt mỏi, đau nhức, lấy được tâm trạng thư thái.

3. Lưu ý cần nhớ khi massage cho bà bầu

Massage có thể khiến bạn cảm thấy rất thư giãn và còn giúp làm dịu những cơn đau do mang thai (đặc biệt là các cơ lưng). Tuy vậy việc massage cần phải thực hiện đúng cách thì kết quả mang lại mới tối ưu:

  • Massage phải rất nhẹ nhàng, đặc biệt với phần trên bụng
  • Dùng tay vuốt và di chuyển theo chiều dọc, massage hướng về tim
  • Trong chu kỳ đầu mang thai nên tránh xoa bóp vùng bụng dưới và vùng dưới thắt lưng
  • Không massage những tĩnh mạch bị giãn mà tốt nhất là hãy xoa nhẹ lướt xung quanh
  • Massage vùng bụng còn có giúp làm dịu đi những cơn co thắt tử cung dữ dội ở cuối thời kỳ mang thai
  • Có thể dùng một số loại dầu hương xạ trị liệu hỗn hợp để massage

Dù là bất cứ ai, khi mang thai chắc hẳn đều sẽ thấy khó chịu và mệt mỏi vì những cơn ốm nghén và một cơ thể nặng nề. Vì thế massage rất có lợi cho mẹ và bé. Hy vọng bài viết massage cho bà bầu sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho các bà bầu để có quá trình thai kì khỏe mạnh hơn.